Ý nghĩa Trại súc vật

Lá cờ Sừng và Móng được nhắc đến trong cuốn sách. 1 họa sĩ là Marc Pasquin vẽ biểu tượng này nhại theo hình búa liềm. Tuy nhiên cần lưu ý là tác giả chỉ nhắc về lá cờ này chứ không hề mô tả chi tiết, nên thực ra có rất nhiều cách vẽ khác nhau về lá cờ này, mỗi cách vẽ lại ám chỉ một nước hoặc một biểu tượng khác nhau tùy theo mục đích của họa sĩ[22]

Tại Khối Đông Âu cả Animal Farm và Nineteen Eighty-Four sau này đều có trong danh sách sách cấm cho tới die Wende năm 1989, và chỉ có được trên các mạng lưới Samizdat phe nhóm.[23]

Trận Windmill trong tiểu thuyết được Sant Singh Bal[ai nói?] coi là "thuộc những đoạn quan trọng tạo nên điều cốt lõi của cuốn tiểu thuyết."[24] Harold Bloom cho rằng các nội dung trong sách được lấy cảm hứng từ cách mạng Pháp. Cụ thể, lợn Thủ Lĩnh là sự nhại lại các nhà tư tưởng thời khai sáng tại Pháp (như Rosseau), lợn Napoleon là một sự lặp lại nguyên vẹn cái tên của Hoàng đế Napoleon, người đã lợi dụng cuộc Cách mạng Pháp để giành lấy ngôi vị. Trận Windmill trong cuốn sách thì được lấy cảm hứng từ Trận Valmy nổi tiếng, nơi quân cách mạng Pháp đã đánh thắng liên quân các nước phong kiến châu Âu. Khẩu hiệu "tất cả các loài vật đều bình đẳng" cũng là sự nhại lại nguyên vẹn khẩu hiệu "tất cả mọi người đều bình đẳng" trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp[25] Trái lại, Peter Edgerly Firchow và Peter Hobley Davison cho rằng những sự kiện trong Animal Farm phản ánh những gì diễn ra tại Liên Xô, trận đánh tưởng tượng này thể hiện Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (Thế chiến II),[26] đặc biệt là Trận StalingradTrận Moscow.[27] Activity Pack của Prestwick House về Animal Farm cũng coi Trận Windmill là một hình ảnh của Thế chiến II, trong khi lưu ý rằng "xúc tác cho Trận Windmill, dù kém rõ ràng hơn."[28] Trong trận đánh, Fredrick đã đào các hố và những nơi đặt thuốc nổ bên trong, và nó được "Toàn thể các con vật, ngoại trừ Napoleon" yểm hộ; nhà xuất bản đã đổi nó từ "Mọi con vật, gồm cả Napoleon" để công nhận quyết định của Joseph Stalin ở lại Moscow khi người Đức tiến công.[29] Trận Cowshed thì thể hiện cuộc xâm lược của liên quân vào nước Nga Xô viết năm 1918,[27] và thất bại của Bạch vệ trong cuộc Nội chiến Nga.[26]

Như Orwell đã nói, tác phẩm của ông không ám chỉ bất kỳ nước nào, do đó các sự kiện trong cuốn sách có thể được suy diễn theo rất nhiều hướng khác nhau (trên đây chỉ là 2 hướng suy diễn trong số đó), bởi rất nhiều cuộc cách mạng tại các quốc gia khác nhau (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ...) có những sự kiện tương đồng với cuốn sách.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trại súc vật http://home.iprimus.com.au/korob/Orwell.html http://gutenberg.net.au/plusfifty-n-z.html#orwell http://www.antigonishreview.com/bi-111/111-pyle.ht... http://www.cliffsnotes.com/WileyCDA/LitNote/id-12,... http://news.cnet.com/8301-13860_3-10290047-56.html... http://www.doollee.com/PlaywrightsW/WooldridgeIan.... http://books.google.com/books?id=SGAZdjNfruYC http://www.ian-wooldridge.com/animalfarm.php http://bailey83221.livejournal.com/83481.html http://www.netcharles.com/orwell/essays/letters-ag...